string(2) "36" Làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo được lòng nhân viên

Làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo được lòng nhân viên

Là một người nhà lãnh đạo được lòng nhân viên nể phục và nghe theo ý mình không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để thu phục những nhân viên cấp dưới, khiến họ làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thích và sự gắn bó với đồng nghiệp với doanh nghiệp là câu hỏi khiến nhiều nhà quản lý, lãnh đạo đau đầu. Chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết khiến bạn được nhân viên kính nể và yêu mến.



Nhà lãnh đạo được lòng nhân viên cần có tố chất gì

Là một tấm gương tốt

Làm sếp không có nghĩa là bạn tự cho mình quyền đi muộn, có những đặc quyền vô lý hay chỉ việc ngồi một chỗ “chỉ tay năm ngón”. Bạn và các nhân viên khác chỉ khác nhau về cấp bậc, bạn vẫn phải làm việc như những người khác, thậm chí là gánh vác những công việc khó khăn, nặng nhọc hơn. Hãy trở thành một tấm gương tốt cho nhân viên cấp dưới về kỷ luật, phong cách và tác phong làm việc. Có như vậy, nhân viên mới tôn trọng và tin tưởng bạn.

Sống tích cực

Người tích cực xem sai lầm là bài học kinh nghiệm, chứ không phải tai họạ làm mình ngã gục. Là người tạo ra hi vọng cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải lạc quan để thành công. Khi là một vị sếp, bạn còn phải truyền thái độ tích cực đến nhân viên của mình. Bằng nhiều biện pháp truyền lửa cho cấp dưới, bạn sẽ giúp nhân viên vững vàng hơn trước thử thách.

Vị tha

Một phẩm chất lãnh đạo quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần có, đó là tính vị tha. Họ quan tâm tới thành tựu của tập thể ngay cả khi nó đối lập với mục tiêu riêng của họ. Nếu trước đây luôn có nhiều lãnh đạo mang “trái tim sắt đá”, thì hiện nay những nhà lãnh đạo có đạo đức sẽ là người giải quyết khủng hoảng tốt hơn, truyền đạt tốt nhất, và quan trọng sẽ càng được nhân viên yêu quý hơn.

Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên

Kỹ năng biết lắng nghe ý kiến của nhân viên cấp dưới là một nghệ thuật không hề đơn giản và không phải là người lãnh đạo nào cũng có thể thực hiện được. Người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc tốt hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.

Hòa đồng với nhân viên

Trở thành sếp không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Mặc dù mức độ cởi mở của người lãnh đạo còn tùy thuộc vào tính cách, phong cách của từng người nhưng một nhà lãnh đạo giỏi thường biết đến như một người gần gũi, hòa đồng. Hãy cùng nhân viên tham gia các buổi đào tạo nhóm, vui chơi ngoại khóa để tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm giữa mọi người. Tuy nhiên, hãy nhớ đối xử công bằng, tránh để thiên vị bất cứ ai.

Biết cách khích lệ nhân viên

Lãnh đạo không chỉ đơn giản yêu cầu nhân viên làm việc mà cần biết cách khiến họ yêu thích công việc đang làm. Mọi người đều cần có những hướng dẫn, hỗ trợ, góp ý của người khác. Nếu nhà lãnh đạo đóng vai trò như nhà tư vấn thông thái, bạn sẽ khiến nhân viên tin tưởng nhiều hơn, tạo điều kiện cho họ phát triển được những mục tiêu của mình.

Ngoài ra, người lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng cho cấp dưới theo một hướng đi nhất định, rõ ràng, sẽ gia tăng sự tin cậy và trung thành đối với nhân viên.

Công nhận thành tích của cấp dưới

Trong một cuộc khảo sát cho thấy điều khiến nhân viên có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty nhất là khi họ thấy mình được công nhận và trân trọng. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào từ lãnh đạo, đặc biệt là trước tất cả mọi người trong công ty cũng đều khiến cho các nhân viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống. Đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy những nhân viên khác cố gắng và phát huy khả năng nhiều hơn. Đây là biện pháp phổ biến được rất nhiều lãnh đạo tin dùng bởi tính hiệu quả của nó.

Thừa nhận sai lầm của mình

Rất nhiều nhà lãnh đạo gặp khó khăn khi phải thừa nhận sai lầm hay thất bại của mình với nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, người lãnh đạo không phải và không bao giờ là người hoàn hảo. Sự thừa nhận điểm yếu của người lãnh đạo được đánh giá như một hành động dũng cảm, thậm chí có tác dụng khích lệ nhân viên. Từ đó, nhân viên có thể có những ý kiến đóng góp để bạn không mắc phải những sai lầm tương tự. Hơn nữa, thái độ “biết người biết ta” sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ nhân viên cấp dưới.

Để trở thành một nhà lãnh đạo được lòng nhân viên nể phục không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người. Chúc bạn thành công.

Tin tức khác

Dành một giờ mỗi tuần để quản lý tài chính cá nhân Dành một giờ mỗi tuần để quản lý tài chính cá nhân

20 triệu, chỉ ăn tối ở nhà, vợ chồng trẻ 20 triệu, chỉ ăn tối ở nhà, vợ chồng trẻ "cháy túi"

Quản lý tài chính hiệu quả và nhận tiền thưởng hàng ngày từ thuchi.vn Quản lý tài chính hiệu quả và nhận tiền thưởng hàng ngày từ thuchi.vn

Sự thành công không phụ thuộc nhiều vào trí thông minh Sự thành công không phụ thuộc nhiều vào trí thông minh

Công cụ làm giàu lợi hại nhất là kiểm soát được tài chính Công cụ làm giàu lợi hại nhất là kiểm soát được tài chính

Có hơn 1 tỷ, vợ chồng trẻ nên mua nhà Sài Gòn hay về quê Có hơn 1 tỷ, vợ chồng trẻ nên mua nhà Sài Gòn hay về quê

Điểm chung điển hình của những người giàu Điểm chung điển hình của những người giàu

Bật mí 6 bước để kinh doanh online thành công thu nhiều lợi nhuận Bật mí 6 bước để kinh doanh online thành công thu nhiều lợi nhuận

7 kỹ năng lãnh đạo tạo dấu ấn khác biệt cho những nhà lãnh đạo tài ba 7 kỹ năng lãnh đạo tạo dấu ấn khác biệt cho những nhà lãnh đạo tài ba

6 bí quyết để thành công trong cuộc sống bạn nên biết 6 bí quyết để thành công trong cuộc sống bạn nên biết

7 bài học về cách quản lý tài chính cá nhân theo chia sẻ của chuyên gia 7 bài học về cách quản lý tài chính cá nhân theo chia sẻ của chuyên gia

8 cách rèn luyện sự tự tin cho bản thân bạn nên biết 8 cách rèn luyện sự tự tin cho bản thân bạn nên biết

3 cách tiếp cận vấn đề giúp tư duy tích cực hơn 3 cách tiếp cận vấn đề giúp tư duy tích cực hơn

Làm thế nào để quản lý chi tiêu trong gia đình hợp lý nhất Làm thế nào để quản lý chi tiêu trong gia đình hợp lý nhất

Làm thế nào để quản lý chi tiêu trong gia đình hợp lý nhất Làm thế nào để quản lý chi tiêu trong gia đình hợp lý nhất

6 cách tư duy giúp người giàu ngày càng giàu 6 cách tư duy giúp người giàu ngày càng giàu

Chia sẻ những cách làm giàu không cần trúng số Chia sẻ những cách làm giàu không cần trúng số

5 quy tắc ứng xử khi cần sự giúp đỡ 5 quy tắc ứng xử khi cần sự giúp đỡ

Chia sẻ kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo Chia sẻ kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo

Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết công việc Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết công việc

Bình luận